Honda Cub được xem là một trong những huyền thoại của Honda nói riêng và lịch sử xe máy nói chung, nhờ vào lợi thế cực lớn về tính tiện dụng, bền bỉ và tiết kiệm xăng. Chỉ cần nhắc tới tên xe, nhiều người ở lứa tuổi ngoài 50 lại thấy nao nao bởi quá nhiều kỷ niệm với chiếc xe, vừa là người bạn, vừa là khối tài sản lớn. Cách đây vài chục năm, sở hữu chiếc xe Honda Cub cũng giống như bây giờ có chiếc xe hơi.
Lịch sử của Honda Cub và phân biệt các đời Honda Cub |
Lịch sử ra đời của Honda Cub
Honda đã dùng câu quảng cáo “Bạn sẽ gặp những người dễ thương nhất đi xe Honda” để bắt đầu chinh phục thị trường Anh-Mỹ, lúc đó vẫn còn bị thống trị bởi xe mô tô Anh với hình ảnh người cưỡi xe thật mạnh mẽ, phong trần.
Xem thêm: Lịch sử Cafe Racer và Cafe Racer hiện đại
Phân biệt các đời honda cub
Honda Dame
Chiếc Honda C50 được sản xuất trước năm 1975 – Được biết ở Việt Nam với tên gọi“Honda Dame” . Honda Dame
Honda Cub sau 1975 – 1981
Trước năm 1982 trở về trước, đèn trước của tất các đời Cub đều là đèn “tròn” (dame trước năm 75, Cub 78, Cub “cánh én” 79, Cub 80, Cub 81).Ở Việt Nam, những mẫu xe Super Cub đầu tiên được nhập về dưới dạng xe cũ là các đời Honda Cub 78, 79 với tay lái vểnh lên, hay cao cấp hơn là Super Cub đời 81 “kim vàng giọt lệ”, với các loại động cơ khác nhau về hình thức được gọi là “máy cối” (đầu máy tròn), “máy cánh” (đầu máy có phần nhọn ra kiểu cánh chim của Honda). Đẳng cấp hơn nữa là Honda DD, Honda Cub 82… Tại Việt Nam, Super Cub được ưa chuộng là các loại động cơ 50 cc, sau đó là 70, 90 cc.Honda Cub 78
Honda Cub 81 – “Kim vàng giọt lệ”
Xem thêm: Phong cách Tracker – Lịch sử và đặc trưng
Honda Cub sau 1982
Năm 1982 lần đầu tiên Honda giới thiện dòng Cub 82 với đèn trước hình chữ nhật, vè trước và sau đều làm bằng nhựa và góc cạnh chứ không bo tròn như Cub 81 trở về trước (dù Honda vẫn sản xuất các dòng đèn tròn chẳng hạn như Cub 86 sau năm 82). Điều mà tôi muốn trao đổi với các bạn ở đây là giữa Cub đèn tròn và Cub đèn vuông, ngoài hình thức bên ngoài thì chúng có đặc điểm gì riêng?
Honda Cub 82 “Ê cô nô my”
Năm 82 của thế kỷ trước lọt vào thời kỳ khủng hoảng nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ) nên Honda cho ra đời dòng “Economy” tức là dòng “tiết kiệm nhiên liệu”, tiên phong là Cub 82 đèn vuông, ngay sau đó là “niềm mơ ước” của mọi người Việt Nam “đi xe đạp mang dép Lào” thời ấy: Cub 70 đỏ! Tên này để chỉ dòng máy 70 phân khối của nó chứ không phải là năm sản xuất. Bởi thế dạo đó giới chơi xe người ta thường gọi Cub đèn vuông là “con Ê cô nô”. Các bạn chơi xe Cub chú ý 2 diểm sau:
- Nếu là Cub 50 thì đèn tròn có 3 số (Gear) còn đèn vuông là 4 số. Điều này giải thích tại sao dân TP HCM lại thích Cub 50 đời 81 hơn là Cub50 đời 82 vì đi trong thành phố loại 3 số cơ động hơn.
- Từ Cub 70 trở lên (như Cub 90) thì đèn tròn hay đèn vuông đều là 3 số cả!
Chiếc C50 Custom sản xuất năm 1983 , kiểu dáng thiết kế theo xu hương chung của thế giới lúc bấy giờ – vuông vức.
Không những còn bán được mà thậm chí ở Nhật Honda Cub còn bán chạy hơn nữa khi nó được cải tiến để tăng công suất, tiết kiệm xăng hơn và bớt ô nhiễm hơn nữa. Sau này Honda Cub vẫn được sản xuất thương mại nhưng dần dần bị lấn át bởi các loại xe khác công suất mạnh mẽ hơn.Vào tháng 11 năm 2005 , chiếc SuperCub đã đạt kỷ lục bán được 50 triệu chiếc trên toàn thế giới.
Ngày nay, ở giới trẻ đang có phòng trào chơi Cub độ rất hot, xem thêm tại đây : Hướng dẫn độ Honda Cub Bobber